Tìm đồ chơi việt nam ở đâu?
Đồ chơi mầm non do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất quá đơn điệu, nghèo nàn về mẫu mã mà giá thành thì đắt đỏ.
Vụ nổ đồ chơi mầm non bom ở Đắk Nông vừa qua khiến mọi người lo lắng. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng các nhà sản xuất đồ chơi và thiết bị mầm non Việt Nam cần đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường này để con em chúng ta có được những món đồ chơi an toàn, hữu ích…
Đừng để trẻ phải mua hàng “ba lăng nhăng”
Tôi đã có 18 năm sống cùng với ngành đồ chơi. Năm 1994, tôi có một nhà máy sản xuất đồ chơi cùng đội ngũ lao động. Thế nhưng càng làm càng lỗ vốn, sản phẩm ứ đọng, vì vậy đến năm 2009 tôi quyết định đóng cửa nhà máy, chuyển sang nhập khẩu đồ chơi từ các nước về và đúng là có lợi nhuận hơn. Nhìn lại câu chuyện về đồ chơi, tôi cho rằng khi đất nước không có một ngành công nghiệp đồ chơi đủ mạnh, đủ sức hấp dẫn thì hàng ngoại tràn vào là điều tất yếu. Tôi nhấn mạnh lại, đừng giật mình vì đó là quy luật thị trường.
Hiện nay đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước và khó kiểm soát về độ an toàn cho trẻ em.
Các nước trên thế giới họ kiểm tra đồ chơi ngặt nghèo. Còn chúng ta có làm được không?Các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng đồ chơi sẽ mua được giá rẻ. Vì mua giá rẻ tức là các bạn bị mắc bẫy. Đồ chơi có giá rất trung thực. Một mặt hàng đồ chơi giá phải ở một mức nào đó nhưng thị trường lại không chấp nhận mức giá đó thì vô hình trung người sản xuất phải hạ giá thành xuống. Khi hạ giá thành thì tất nhiên chất lượng phải đi xuống. Làm đồ chơi giá rẻ không có gì khó vì khi đó nguyên liệu sẽ là nguyên liệu tái sinh, vật liệu chưa khử hết độc tố… Chính người mua hàng đã làm sản phẩm của chúng ta biến đổi về chất lượng.
Còn ngành đồ chơi Việt ở đâu? Điều khó khăn nhất hiện nay là chúng ta chưa hình thành một ngành công nghiệp đồ chơi ở Việt Nam. Không có một ai hỗ trợ để ngành đồ chơi phát triển. Chúng tôi đã từng tổ chức một hội nghị về đồ chơi Việt Nam trong đó có rất nhiều đối tác đặt câu hỏi: “Khi nào Việt Nam có ngành công nghiệp đồ chơi Việt Nam?”. Tôi không thể trả lời câu hỏi đó khi ngành đồ chơi của chúng ta còn quá manh mún, yếu ớt, èo uột, cạnh tranh thiếu lành mạnh. Một khi đã chưa coi đó là một công nghiệp cần có hỗ trợ thì các doanh nghiệp sẽ sống kiểu tự vận động, tự xoay xở, tự mua bán. Cuối cùng là trẻ em phải mua hàng “ba lăng nhăng!”. Tôi rất buồn mỗi khi nhớ về trẻ em, mỗi ngày 1-6, mỗi dịp Trung thu, biết mua quà gì cho trẻ em đây?
Ông NGUYỄN VĂN MINH, Giám đốc Công ty Thiết bị giáo dục và Đồ chơi Văn Minh
Hàng nội quá đơn điệuĐồ chơi dành cho trẻ em do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất quá đơn điệu, nghèo nàn về mẫu mã mà giá thành thì đắt đỏ. Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ những bộ đồ chơi lục lạc, ghế ngồi lắc lư, bàn nhạc, xếp hình, câu thú. Một điều nữa là thị trường đồ chơi Việt Nam gần như chỉ nhắm vào đối tượng trẻ dưới ba tuổi, còn trẻ trên ba tuổi chỉ lác đác một vài món đồ chơi mà trẻ chơi một chút là chán ngay. Có thể nói các nhà sản xuất đã gần như bỏ quên thị trường này. Nhà nào có con ba tuổi trở lên đi tìm đồ chơi an toàn rất cực. Con gái tôi năm nay hơn ba tuổi, đã bắt đầu thích chơi những trò chơi sắm vai như bộ đồ chơi nấu ăn ở nhà bếp, bác sĩ khám bệnh, cảnh sát cứu hỏa… nhưng đi tìm rất khó. Đó là chưa nói giá của những bộ đồ chơi này quá cao, món nào trẻ thích chơi một chút thì giá cỡ vài trăm ngàn. Trong khi đó, tính trẻ con chóng chán, chơi một vài lần là xếp xó, muốn có đồ chơi mới, nếu không có thì không chơi chứ không muốn chơi lại đồ chơi cũ (nhà có trẻ con phải mua đồ chơi liên tục). Đã từng có một doanh nhân vì thấy đồ chơi quá đắt, muốn trẻ con được chơi an toàn nên đã mở hẳn dịch vụ cho thuê, tuy nhiên giá thuê cũng không rẻ và mẫu mã cũng không nhiều như đã nói trên.
Tôi là một bà mẹ có mức sống trung bình, muốn mua hàng Việt nhưng thỉnh thoảng mới có thể mua cho con một vài sản phẩm. Đa phần tôi chọn mua đồ chơi Trung Quốc đã qua kiểm định với giá vừa phải cho con ở siêu thị và các shop hàng cao cấp, có phần yên tâm nhưng vẫn không khỏi phập phồng. Ở đô thị còn khó tìm đồ chơi trẻ con cho an toàn, vừa túi tiền. Về các tỉnh lẻ, nhìn đâu cũng thấy trẻ con chơi toàn đồ chơi Trung Quốc.
Không lẽ chúng ta cứ mãi chịu thua ngay trên sân nhà?