Đồ chơi mầm non nhà trường trang bị phải có nhãn mác
Từ 1-6, theo quy định của Bộ GD&ĐT, đồ chơi mầm non được trang bị trong nhà trường phải đảm bảo chất lượng theo quy định, có nhãn mác tiếng Việt. Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi mầm non trong nhà trường.
Cụ thể, việc trang bị, tự làm đồ chơi trong nhà trường phải đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, dễ khai thác sử dụng, tránh lãng phí.
Cụ thể, việc trang bị, tự làm đồ chơi mầm non trong nhà trường phải đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, dễ khai thác sử dụng, tránh lãng phí. Không trang bị đồ chơi mầm non cho những phòng học, khu vực sân chơi không đảm bảo điều kiện khai thác, sử dụng và bảo quản đồ chơi.
Đồ chơi mầm non được trang bị trong nhà trường phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại các Điều 4, Điều 7 của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời có nhãn hàng hóa bắt buộc.
Các đồ chơi sản xuất trong nước trên sản phẩm phải có nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Thông tin này gồm tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; thành phần; thông số kỹ thuật; thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn.
Thông tin hướng dẫn sử dụng; hạn sử dụng; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Các đồ chơi nhập khẩu mà nhãn hàng hóa trên sản phẩm chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung theo trên thì phải có thêm nhãn phụ.
Đồ chơi cần đảm bảo tính an toàn, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của đồ chơi.