Tin tức

KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON : KẾT BẠN LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

Phát triển kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều cần thiết để trẻ có thể hoan hỉ trong môi trường học tập đầu tiên. Tự tin kết bạn và làm bạn cũng là một kỹ năng mà bé cần được sớm thụ hưởng từ cha mẹ.

Bất kỳ ở độ tuổi nào, trẻ cũng cần có những người bạn. Tuổi nhỏ là để vui chơi, lớn lên là sẻ chia. Chính vì vậy, trong danh sách kỹ năng sống cho trẻ mầm non, cha mẹ nên sớm dạy trẻ tự tin để kết bạn và giữ gìn tình bạn một cách tích cực.

 
Con đang lớn cũng là lúc bạn tìm thấy một phần hình ảnh ấu thơ trong đó. Áp dụng khéo kéo những kiến thức đã và đang có trong việc xây dựng tình bạn của bản thân để hướng dẫn cho con, bạn sẽ giúp trẻ trở nên tự tin trong giao tiếp và bước đầu bước vào thế giới bạn bè đầy hoan hỉ.

 

 

unnamed (4)

Cha mẹ luôn hiểu rằng tình bạn là điều vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần từ ấu thơ tới khi về già. Chính vì vậy thiếu đi những người bạn tốt sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn và duy trì một tình bạn thân nào đó thường gặp một số vấn đề về tinh thần như thường xuyên lo lắng, gặp phải rắc rối khi tới trường và dễ bỏ học.

 
Gia đình là nền tảng, là yếu tố tiên quyết trong việc giúp trẻ tự tin bắt đầu những mối quan hệ mới trong môi trường xa lạ. Đồng hành cùng tình yêu thương của cha mẹ cần có những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục, chăm sóc bé trong gia đình. Dưới đây mà một số bí quyết để bạn dạy trẻ tự tin kết thân với một người bạn mới khi bắt đầu đi học mẫu giáo.

 
Từ khi bé yêu ở nhà

 
Theo sát sự phát triển của trẻ sơ sinh tới khi bé biết đi, biết nói, cha mẹ chính là người hiểu hơn ai hết tính cách của bé. Việc dạy bé các kỹ năng mềm như tự tin giao tiếp và kết bạn có thể thông qua một vài hoạt động tưởng chừng như rất đơn giản ở nhà.

 
Chơi trò nhập vai

 
Nhập vai, đóng kịch vừa có tác dụng kích thích trí tưởng của trẻ vừa giúp trẻ làm quen với một nhân vật mới, một người bạn xa lạ, tạo ra những phản xạ ứng xử tự nhiên. Điều này giúp giáo dục tính cách hiệu quả cho bé.
Bắt đầu với trò chơi đóng vai cho 3 người, là bố – mẹ – bé, những người thân đóng vai một người xa lạ và dạy trẻ chào hỏi cũng như tự giới thiệu bản thân. Từ những lần tự tin đặt câu hỏi, đăt câu hỏi hỏi lịch sự đó đến khi bước vào thực tế trường học, bé sẽ gỡ bỏ sự nhút nhát, tiến thêm một bước tìm hiểu sâu hơn về những người bạn mới.

 

 

Để bé được làm bạn với vật nuôi

 
Nuôi thú cưng trong nhà và giúp chúng làm bạn với trẻ không chỉ giúp trẻ biết yêu thương và sẻ chia mà còn tăng khả năng tự tin của trẻ. Với những bé nhút nhát, chưa sẵn sàng hòa nhập cùng bạn bè khi bắt đầu học mầm non thì bạn có thể mua một thú cưng mà bé thích để rèn luyện những hiểu biết cơ bản về tình bạn cho trẻ.
Để trẻ làm bạn với vật nuôi giúp phát triển nhiều kỹ năng mềm thiết thực
Theo các nhà khoa học, chơi với động vật cũng là cách giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội mà không khiến trẻ sợ hãi trong khi vẫn còn e dè trong việc chơi với bạn mới.

 
Hãy là bạn thân đầu tiên của trẻ

 
Những người bạn thân đầu tiên của trẻ hãy nên là cha mẹ. Bạn có thể dành thêm thời gian cho trẻ mỗi ngày để chơi đùa và trò chuyệ cùng bé. Đây là khoảng thời gian giúp bạn hiểu hết những năng khiếu đặc biệt của bé và giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp nhiều hơn.

 
Tới lúc bắt đầu học mẫu giáo

 
Trẻ rụt rè, bướng bỉnh hay bạo dạn là do tính cách của trẻ. Khó khăn trong việc kết bạn trọng những năm đầu đời cũng là một vấn đề bình thường mà cha mẹ đóng vai trò cầu nối trợ giúp. Bé yêu con bạn có thể học cách giao tiếp với người khác ở tốc độ phù hợp với độ tuổi.

 
Dạy bé mở lòng

 
Cha mẹ là tấm gương để trẻ thấy thấy khi mở lòng và chủ động làm quen, chúng sẽ có được nhiều người bạn hơn là chờ được làm quen. Những lần đi chơi tại các công viên hoặc khu vui chơi dân cư sẽ là cơ hội thực hành tốt nhất.

 
Học cách nói lời xin lỗi

 

 
Một tình bạn bền lâu không thể thiếu những lần nói lời xin lỗi. Đôi khi quan điểm trong một sự việc của trẻ và bạn sẽ khác biệt nhau. Trẻ cần có thái độ tôn trọng ý kiến của bạn. Nếu nhận thức được hành động của mình là sai cần biết nói lời xin lỗi một cách chân thành. Điều này sẽ giúp gắn kết tình bạn của trẻ lâu dài.

 
Lời xin lỗi khó nói

 
Muốn dạy bé biết cách xin lỗi và chịu trách nhiệm, trước hết bạn phải là một tấm gương cho con. Một người mẹ tốt không phải là một người mẹ không bao giờ phạm sai lầm mà là người biết nhận ra sai lầm của mình và sửa đổi nó. Vì vậy, nếu làm sai, bạn đừng ngần ngại xin lỗi con nhé!

 
Luôn nở nụ cười

 
Đây không chỉ là phép lịch sự tối thiểu khi làm quen với bạn mới mà còn giúp xóa tan khoảng cách để bé có thể bắt đầu những câu hỏi xã giao thuận tiện hơn. Và đó chỉ một trong vô vàn cách thức để con người bắt đầu một tình bạn.

 
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là thiết thực trong mọi hoàn cảnh. Kết bạn tuy không quá khó nhưng cũng là một nghệ thuật mà trẻ cần được dạy từ sớm.